Trong suốt quá trình niềng răng, không một ai mong muốn xảy ra tình trạng niềng răng hỏng. Vậy thì làm cách nào để phát hiện niềng răng hỏng cùng như làm sao đưa ra cách khắc phục kịp thời? Nha Khoa 5S mời bạn đọc bài viết sau đây!
1. Dấu hiệu nhận biết niềng răng hỏng
Chân răng tiêu cụt, bật ra khỏi xương hàm
Thực tế vị trí của chân răng là nằm sâu bên trong và chắc chắn trong xương hàm. Hiện tượng chân răng bị tiêu cụt là tình trạng chiều dài ngắn hơn so với lúc ban đầu mới niềng răng, đây là một dấu hiệu nhận thấy niềng răng hỏng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do thời gian niềng quá lâu hoặc do cơ địa.
Ngoài ra, chân răng bị lệch hoặc bật ra khỏi xương hàm cũng là biểu hiện cho thấy niềng răng hỏng. Nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể thấy hoặc cảm nhận bằng cách sờ tay lên nướu.
Nhiễm trùng nướu
Trường hợp nướu bị sưng đỏ, miệng có mùi hôi hoặc xuất hiện các túi mủ có thể nhận thấy bằng mắt thường thì đây là tình trạng niềng răng đã bị hỏng. Vì thế, để tránh những diễn tiến xấu hơn như tiêu xương và mất răng bạn cần phải chữa trị kịp thời.
Khuôn mặt lệch lạc
Mục đích của việc niềng răng là làm cho khuôn mặt trở nên cân đối hơn. Tuy nhiên, trong thời gian đeo khí cụ, nếu như bạn có cảm giác khuôn mặt của mình ngày càng trở nên lệch lạc so với lúc ban đầu thì đó là dấu hiệu của việc niềng răng hỏng.
1.1. Cười hở lợi và răng quặp vào trong
Niềng răng hỏng sẽ dẫn đến tình trạng răng quặp, khớp cắn sâu và tình trạng cười hở lợi. Nguyên nhân có thể do việc chỉnh nha không đúng kỹ thuật khiến cho các răng ở hai cung hàm dịch chuyển không cân bằng. Thời gian dài, răng của bạn sẽ bị quặp và nhô ra bất thường.
1.2. Tình trạng răng không cải thiện
Sau một thời gian dài niềng răng, nếu như răng của bạn không có sự thay đổi tích cực nào thì chắc chắn rằng quá trình niềng răng này đã thất bại. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết niềng răng hỏng.
1.3. Tụt nướu
Tụt nướu là tình trạng phổ biến thường gặp ở những ca niềng răng hỏng. Nguyên nhân chính có thể là do việc niềng răng sai kỹ thuật. Lúc này, răng của bạn sẽ trở nên ê buốt hoặc đau nhức khi ăn uống. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào nướu gây bệnh nha chu.
1.4. Răng chết tủy
Răng chết tủy cũng là một trong những nguy hại khi niềng răng sai kỹ thuật. Có thể trong quá trình niềng răng bác sĩ đã sử dụng lực siết quá mạnh khiến các mạch máu nuôi dưỡng tủy bị đứt đột ngột. Khách hàng có thể nhận biết răng bị chết tủy thông qua dấu hiệu nhận răng ngả màu, giòn và dễ nứt.
2. Nguyên nhân khiến niềng răng hỏng
2.1. Lựa chọn nha khoa kém uy tín
Có thể nói niềng răng là một kỹ thuật khó, vì thế đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại. Nếu chọn phải nha khoa không uy tín, khách hàng có thể sẽ gặp phải bác sĩ có tay nghề thấp cùng những thiết bị nha khoa kém chất lượng, bạn cũng dễ gặp phải những vấn đề như:
- Quá trình chẩn đoán từ lúc ban đầu sai dẫn đến phác đồ điều trị không cho hiệu quả.
- Kỹ thuật tiến hành điều chỉnh nha không đúng khiến răng không được cải thiện.
- Công nghệ cùng với thiết bị chỉnh nha không hiện đại, không an toàn cho răng miệng.
2.2. Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Quy trình chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến cho việc niềng răng bị hỏng, cụ thể:
- Sau khi niềng răng, khách hàng không dùng hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ khiến răng xê dịch.
- Thao tác đánh răng không đúng cách gây chảy máu chân răng và tụt lợi.
- Lúc vệ sinh răng miệng không sử dụng máy tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa để chăm sóc đầy đủ cho răng. Điều này khiến cho thức ăn còn thừa đọng lại ở kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
- Trong quá trình niềng răng, thường xuyên sử dụng thực phẩm quá lạnh quá nóng, hoặc chất kích thích,…
- Không thường xuyên đến nha khoa thăm khám và điều trị đúng hẹn.
3. Cách khắc phục niềng răng hỏng
Tùy thuộc vào thời gian phát hiện cũng như trường hợp niềng răng hỏng, các bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất:
3.1. Điều chỉnh lại khí cụ chỉnh nha
Trong thời gian thực hiện iềng răng, nếu như bạn phát hiện kịp thời niềng răng hỏng, lúc này bạn cần đến các phòng khám nha khoa uy tín để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểu tra và xác định những sai sót trong kỹ thuật niềng và điều chỉnh lại khí cụ chỉnh nha cho phù hợp.
Trường hợp xuất hiện dấu hiệu nặng như tụt lợi hở chân răng, chết tủy răng,… trong lúc niềng, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài và can thiệp các phương pháp điều trị khác cho răng miệng. Tiếp theo đó bác sĩ sẽ gắn lại khí cụ chỉnh nha và điều chỉnh lại lực siết hàm.
3.2. Niềng răng lại
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng nếu như phát hiện niềng răng hỏng, lúc này bạn nên đến nha khoa trước để được kiểm tra, phản hồi kết quả và đề nghị niềng răng lần hai. Nếu như tại nha khoa đó, không thực hiện bảo hành, bạn sẽ phải chọn một nơi uy tín hơn để tiếp tục niềng răng lại. Bạn nên chờ một thời gian đủ để sức khỏe răng ổn định trở lại, rồi mới tiến hành niềng răng.
4. Làm thế nào để phòng tránh niềng răng hỏng?
Để phòng tránh niềng răng hỏng, bạn có thể tham khảo qua những ý sau:
- Chọn nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện việc niềng răng.
- Đến nha khoa thăm khám định kỳ theo phác đồ điều trị. Lưu ý phải tuân thủ những chỉ định từ phía bác sĩ.
- Cẩn trọng trong việc ăn uống, có phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, vệ sinh mắc cài thường xuyên, sạch sẽ.
- Nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường vần báo ngay cho bác sĩ biết.
Hậu quả của việc niềng răng hỏng không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng mà còn khiến bạn tổn thất về chi phí, thời gian, từ đó khiến tinh thần bạn luôn bất an. Do đó, nếu bạn đang có ý định niềng răng thì nên lựa chọn những nha khoa uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo an toàn, hiệu quả cũng như phòng tránh rủi ro. Riêng đối với những bạn nào đang niềng răng, hãy tham khảo bài viết trên để phát hiện sớm cũng như sớm có biện pháp khắc phục tình trạng niềng răng hỏng nếu có.
Nha Khoa 5S chúc bạn nhiều sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.