Niềng răng tháo lắp là gì? So sánh với niềng răng cố định

Niềng răng tháo lắp được xem là một trong phương pháp hiện đại nhất mang đến tính thẩm mỹ cao và hiệu quả tốt, qua đó giúp bạn trở nên tự tin hơn. Cùng Nha Khoa 5S tìm hiểu về cách niềng răng tháo lắp qua bài viết sau đây!

1. Niềng răng tháo lắp là gì?

Niềng răng tháo lắp còn được biết với 1 tên gọi khác là niềng răng không mắc cài. Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt để niềng răng, khách hàng có thể dễ dàng đeo vào hoặc tháo ra. Niềng răng thông thường sẽ sử dụng dây cung, dây thun và mắc cài, nhưng với phương pháp niềng răng tháo lắp bạn sẽ được thiết kế riêng một khay nhựa trong suốt phù hợp với kích thước cung hàm của bạn. Mục đích của việc niềng răng tháo lắp giúp nắn chỉnh các trình trạng về răng như: thưa, hô, móm,… giúp kéo răng về vị trí mong muốn.

 

2. Niềng răng tháo lắp phù hợp cho ai?

Thông thường phương pháp niềng răng tháo lắp sẽ thích hợp hơn đối với các trường hợp răng bị hô, khấp khểnh, hay bị móm,… ở mức độ nhẹ. Nếu như áp dụng niềng răng tháo lắp cho một số trường hợp răng mọc khấp khểnh phức tạp hay răng bị sai lệch khớp cắn nhiều,… nó sẽ không mang lại hiệu quả cao cho bạn. Trẻ em có độ tuổi từ 8 – 12 tuổi. rất thích hợp sử dụng phương pháp niềng răng này, bởi vì những trường chỉ cần thao tác nắn chỉnh đơn giản.

Ngoài ra, nếu như bạn muốn biết thêm chi tiết cụ thể về niềng răng tháo lắp, bạn có thể trực tiếp đến nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

 

3. So sánh giữa niềng răng tháo lắp và niềng răng cố định

3.1. Niềng răng tháo lắp

3.1.1. Ưu điểm

  • Dễ dàng tháo ra rồi lắp vào để ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Giúp bạn tự tin hơn trong quá trình giao tiếp vì phương pháp mang lại tính thẩm mỹ cao.
  • Giúp làm giảm các nguy cơ bệnh lý về vấn đề răng miệng trong suốt quá trình niềng răng.
  • So với niềng răng truyền thống, thì quá trình thăm khám của phương pháp này sẽ diễn ra ít hơn.

3.1.2. Nhược điểm

  • Thời gian thực hiện việc niềng răng có thể kéo dài hơn.
  • Nguy cơ cao làm mất khay niềng nếu vô tình tháo chúng ra.
  • Không được uống các loại nước có cồn và axit để tránh các chất này mắc kẹt trong khay.

 

3.2. Niềng răng cố định

Niềng răng cố định được xem là phương pháp điều chỉnh nha phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng các mắc cài sứ hay mắc cài kim loại, dây thép và dây thun để cố định lại nhằm tạo ra lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí mà bạn mong muốn. Có 2 loại niềng răng cố định đó là: niềng răng mắc cài mặt ngoài và niềng răng cố định mặt trong. Phụ thuộc vào từng trường hợp và tình trạng răng của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn bạn lựa chọn phương pháp thích hợp nhất.

3.2.1. Ưu điểm

  • Phương pháp niềng răng mắc cài cố định có thể sử dụng để điều trị được các tình trạng răng xô lệch nặng.
  • Lực kéo ổn định giúp đem lại hiệu quả cao.
  • Chi phí niềng răng khi sử dụng phương pháp này tương đối thấp.
  • Không đòi hỏi công nghệ hay máy móc hiện đại quá cao.

3.2.2. Nhược điểm

  • Tính thẩm mỹ kém tròn quá trình niềng răng.
  • Sử dụng không cẩn cận dễ bị bung dây cung hay mắc cài khi nhai mạnh.
  • Dễ gây tổn thương mô mềm trong miệng.
  • Kim loại sử dụng để niềng răng có thể gây dị ứng với một số người.

 

4. Niềng răng tháo lắp có hiệu quả không?

Về nguyên tắc của niềng răng mắc cài cố định và sự di chuyển của khay niềng cũng khác nhau. Tuy nhiê, cả 2 phương pháp này đều mang đến một hiệu quả nhất định. Nhưng so với việc niềng răng cố định thì niềng răng tháo lắp sẽ vượt trội hơn về tính thẩm mỹ và tiện dụng. Trong quá trình niềng răng bạn có thể thoải mái ăn uống thỏa thích mà không cần kiêng nhiều thứ như mắc cài cố định.

Nếu niềng răng mắc cài hạn chế đối với một số trẻ em thì niềng răng tháo lắp sẽ đáp ứng được nhu cầu đó. Các khay niềng tạo thành một khối vững chắc, không xảy ra hiện tượng bung mắc cài.

 

5. Các lưu ý khi tháo niềng để đạt được hiệu quả

Để đảm bảo răng luôn ổn định và không có sự dịch chuyển nào sau khi tháo niềng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đeo hàm duy trì theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, điều này sẽ giúp cho răng được niềng ở vị trí mới sẽ ổn định hơn. Bên cạnh đó, còn giúp răng của bạn tránh được các tình trạng xê dịch răng quay lại vị trí ban đầu. Tùy thuộc vào tình trạng răng và lứa tuổi, mà thông thường thời gian đeo hàm sẽ duy trì và kéo dài từ 6 – 12 tháng.
  • Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp khi niềng răng, vì giai đoạn đầu răng vẫn còn yếu và rất dễ bị tổn thương chính vì thế bạn cần lựa chọn các loại thức ăn phù hợp như: thức ăn mềm, giàu chất dinh dưỡng. Bạn không được ăn những đô ăn có hại như đồ cứng, dai và không nên uống thức uống có cồn,…
  • Nên bỏ các thói quen xấu như cắn các đồ vật cứng hoặc nghiến răng và nhai đá lạnh.
  • Sau khi niềng răng bạn nên thường xuyên đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để thuận tiện theo dõi tình trạng răng hiện tại cũng như phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường về sự dịch chuyển của răng.

 

Trên đây là những thông tin về niềng răng tháo lắp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm về niềng răng hay các vấn đề khác về răng miệng, bạn hãy liên hệ ngay với Nha Khoa 5S, chúng tôi sẽ hỗ trỡ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng!

Trả lời

Email và SĐT của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 0788009123Tư vấn qua ZaloHướng dẫn đường đi
Vòng Xoay Vòng  Xoay May Mắn
Vòng Xoay Vòng  Xoay May Mắn