Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

Bạn đang muốn thực hiện phương pháp thẩm mỹ niềng răng nhưng lại e ngại thời gian điều trị và ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bên ngoài. Đừng lo lắng, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn niềng răng có những giai đoạn nào cũng như giai đoạn nào xấu nhất khi niềng nhé.

1. Phương pháp niềng răng hoạt động như thế nào?

Quá trình niềng răng thường sẽ  tạo ra một lực kéo để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh từng răng vào vị trí mong muốn. Khi răng đã di chuyển vào vị trí mới, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung dày hơn và thắt chặt giá đỡ để tạo thêm áp lực, liên tục di chuyển răng vào vị trí.

nieng rang hoat dong nhu the nao 26

2. Có đau đớn trong quá trình niềng răng không?

Rất nhiều người đều quan tâm đến câu hỏi niềng răng có đau không? Theo các chuyên gia giải thích răng: Khi niềng răng khí cụ nha khoa để điều chỉnh vị trí của răng về đúng trên cung hàm. Việc này giúp bạn sở hữu hàm răng trở nên đều và đẹp hơn. Khi dây cung được siết để di chuyển răng vào vị trí mong muốn, có thể tạo ra cảm giác hơi ê nhẹ do lực ma sát.

Tuy nhiên, cảm giác ê cứng này chỉ ở mức độ nhẹ và không đáng sợ. Bởi giải pháp này không ảnh hưởng đến khung hàm và nướu. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định niềng răng thì không cần quá lo lắng.

nieng rang co dau khong 26

3. Đau nhất ở giai đoạn nào trong khi niềng răng?

Để đạt được kết quả tối ưu trong quá trình niềng răng, bạn cần mất một khoảng thời gian đáng kể. Bởi vì ở từng giai đoạn, răng sẽ được kéo và di chuyển, do đó bạn sẽ trải qua những cảm giác khác nhau. Ngay từ đầu, bạn sẽ cảm thấy răng ê buốt và không thích nghi kịp, gây khó chịu. Trong các giai đoạn khác nhau, bạn sẽ có những trải qua những cảm giác khác nhau.

3.1 Giai đoạn gắn thun tách kẽ 

Trong niềng răng thì đây được xem là giai đoạn đau nhất. Nguyên nhân là do quá trình gắn thun tách kẽ yêu cầu sự cẩn thận để cài niềng. Bác sĩ sẽ đặt dây thun có độ dày khoảng 2mm vào các khe hở giữa hai răng để tạo khoảng trống, giúp răng di chuyển trong quá trình niêng. Khoảng thời gian đặt thun tách kẽ sẽ kéo dài khoảng từ 5 đến 7 ngày để giúp răng di chuyển khi niềng.

Sau khi thun tách kẽ được đặt, bạn sẽ cảm nhận được cơn này nhưng điều này là không thể tránh khỏi. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, răng ê và đau buốt. Tuy nhiên, sau vài ngày, cảm giác này sẽ giảm dần và bạn sẽ bắt đầu thích nghi dần.

giai doan gan thun tach ke 26

3.2 Giai đoạn nhổ răng để tạo khoảng cách cho răng di chuyển

Thực tế, không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều được yêu cầu nhổ răng. Trong trường hợp răng thưa, vòm hàm rộng thì không cần phải nhổ răng.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng thì bạn sẽ phải trải qua những cơn đau nhức. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giúp bạn không phải đối diện với cảm giác này khi nhổ. Sau khi nhổ xong và thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và âm ỉ khoảng từ 3 đến 5 ngày, tuỳ vào mức độ lành thương.

giai doan nho rang de tao khoang cach rang dich chuyen 26

3.3 Giai đoạn cố định dây cung và mắc cài

Việc gắn dây cung và mắc cài nhằm tạo nên một lực kéo giúp răng di chuyển về trị trí mong muốn thì lúc này cơn đau có thể xuất hiện. Bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu, ê buốt và bị cộm khi ăn nhai. Tuy nhiên, điều này sẽ tùy vào cơ địa của mỗi người mà có cảm giác khác nhau. 

Nguyên nhân chính của cơn đau trong giai đoạn này là do dây cung bắt đầu tạo lực lên răng. Bạn cũng cảm thấy chưa quen nên có thể gặp một số cảm giác đau nhẹ. Tuy nhiên, không cần lo lắng vì hiện tượng này chỉ kéo dài trong vài ngày đầu sau khi niềng răng. Thông thường, sau một tuần, bạn sẽ cảm thấy bình thường hơn và không còn cảm giác ê cứng. Lúc này, cảm giác khó chịu và răng bị cộm cũng sẽ giảm đi.

giai doan gan mac cai 26

3.4 Giai đoạn tiến hành siết dây cung

Ở giai đoạn này, bạn cần thường xuyên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Khi bác sĩ thắt dây cung để điều chỉnh lực kéo, cung hàm sẽ chịu áp lực mạnh, gây ra cảm giác đau nhức. Trong một số trường hợp, khi bạn nói nhanh hoặc nhai thức ăn cứng, có thể gây cọ xát vào môi và má, dẫn đến chảy máu.

Vào thời điểm đó, bạn nên đến nha nha khoa để kiểm tra và nếu nhận thấy cơn đau kéo dài liên tục thì hãy để bác sĩ chỉnh lại lực kéo.  Điều quan trọng là chỉ cần lực kéo vừa đủ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

giai doan siet chat day cung 26

4. Những giai đoạn thay đổi sau khi niềng

Sau quá trình niềng răng đây nỗ lực bạn sẽ được đền đáp với kết quả là có một nụ cười đẹp và tự tin. Giải pháp thẩm mỹ này không những đòi hỏi răng phải đều và đẹp mà cần có khoảng thời gian để hoàn thành. Điều này sẽ dựa vào trình độ tay nghề của bác sĩ để giúp răng của bạn di chuyển về đúng vị trí trên khung hàm. 

Giai đoạn thay đổi sau khi niềng sẽ giúp khách hàng hình dung được lộ trình chỉnh nha của mình. Quan trọng trong giai đoạn xấu nhất của niềng răng, bạn hãy chuẩn bị cho mình tâm lý thật vững để có kế hoạch điều trị hiệu quả. Bởi một số trường hợp có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

cac giai doan thay doi sau khi nieng rang 26

5. Giai đoạn nào cảm thấy xấu nhất khi niềng răng

Nếu phải xác định rõ giai đoạn xấu nhất trong quá trình niềng răng, có thể nói đến 3 tháng đầu tiên. Trong giai đoạn này, các răng vẫn còn khấp khểnh và  lại phải gắn thêm những mắc cài gây khó khăn và bất tiện. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt và gây ra đau đầu, khó khăn khi hóp má, và các vấn đề khác.

Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng vì đây chỉ là trạng thái tạm thời khi bạn chưa quen với yêu cầu với mắc cài trên răng. Do mắc cài quá lộ liễu nên bạn sẽ cảm thấy không tự tin trong việc cười hoặc nói chuyện với mọi. Hơn nữa, trong một số trường hợp răng móm, răng hô bạn sẽ được yêu cầu phải nhổ răng.

dau la giai doan xau nhat khi nieng rang 26

6. Làm thế nào để giảm đau sau khi niềng răng

Để giúp giảm đau, bạn có thể thực hiện theo các mẹo sau:

  • Dùng túi chườm đá, thực phẩm và đồ uống lạnh.
  •  Vệ sinh răng miệng với dung dịch nước muối.
  • Nên ăn những loại thực thực phẩm mềm, dễ nhai.
  • Bảo vệ các mô bằng cách sử dụng sáp chỉnh nha.

chuom da lanh 26

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm một vài kiến thức về việc chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng. Nếu vẫn còn những thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Trả lời

Email và SĐT của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay 0788009123Tư vấn qua ZaloHướng dẫn đường đi
Vòng Xoay Vòng  Xoay May Mắn
Vòng Xoay Vòng  Xoay May Mắn